A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tắt sóng 2G giúp giải phóng tần số để sử dụng cho các thế hệ mạng mới

Theo kế hoạch, đến tháng 9-2024, Việt Nam sẽ tắt sóng 2G trên cả nước, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Điều này ảnh hưởng tới khoảng 15 triệu người đang dùng điện thoại “cục gạch” sẽ phải chuyển sang dùng điện thoại 4G. 

2G (còn viết là 2-G) là tên viết tắt của công nghệ mạng di động viễn thông (hay có thể gọi là công nghệ mạng không dây tế bào - wireless cellular technology) thế hệ thứ hai. Được "mở sóng" tại Việt Nam lần đầu vào năm 1993, là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ này, đến nay khi mạng 3G, 4G và 5G đã trở nên phổ biến, đến nay, mạng 2G (GSM) đã hoàn tất sứ mệnh của mình đối với người dùng. Việc tắt sóng 2G không chỉ giúp tối ưu hạ tầng, nguồn lực cho những mạng GSM mới mà còn để đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Theo lộ trình dừng vận hành hệ thống di động 2G Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, từ ngày 16/9/2024 tất cả các nhà mạng viễn thông Việt Nam sẽ dừng cung cấp dịch vụ cho những thiết bị dùng công nghệ di động 2G trên phạm vi đất liền.

1. Mục đích của tắt sóng 2G:

Thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, việc phát triển hạ tầng viễn thông phải đi trước một bước, trở thành hạ tầng cho kinh tế số, xã hội số. Việt Nam đã lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu phổ cập mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh đến từng người dân. Cuộc cách mạng này sẽ thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số… một cách nhanh chóng và là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh, mạnh hơn về mọi mặt. Khi 100% người dân sử dụng smartphone, dịch vụ dữ liệu được sử dụng nhiều sẽ thúc đẩy những dịch vụ số phong phú hơn.

2. Lợi ích của tắt sóng 2G

- Giúp Chính phủ giải phóng băng tần dành cho công nghệ cũ chuyển sang dùng công nghệ mới, mang lại hiệu quả cao hơn; đồng thời, thúc đẩy xã hội số, kinh tế số và Chính phủ số.

- Giúp giúp người dân được chuyển sang sử dụng các dịch vụ băng rộng 4G,5G chất lượng cao hơn; cung cấp các dịch vụ tốt hơn, trong đó có nhiều dịch vụ tiện ích như: hành chính công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, tiếp cận thông tin qua các ứng dụng khi truy cập internet; Đồng thời, góp phần hoàn thành mục tiêu “Mỗi người dân một máy điện thoại thông minh”, phổ cập điện thoại thông minh đến tất cả người dân Việt Nam.

- Giúp doanh nghiệp loại bỏ công nghệ cũ ra khỏi mạng lưới, giảm bớt chi phí khai thác và cũng góp phần phát triển công nghệ xanh.

Những điều cần biết về tắt sóng mạng 2G
Các máy điện thoại công nghệ 2G sẽ không có sóng từ ngày 16/9/2024

3. Lộ trình dừng công nghệ 2G

Thực hiện theo 2 giai đoạn, cụ thể: Đến ngày 16/9/2024, sẽ không cung cấp dịch vụ cho thuê bao 2G Only nữa, nhưng mạng lưới 2G vẫn được duy trì đến tháng 9/2026 để làm một số nhiệm vụ. Đó là, phục vụ kết nối máy với máy, các thuê bao sử dụng điện thoại 4G nhưng chưa hỗ trợ cuộc gọi VoLTE hoàn toàn, sẽ dùng mạng 2G này để thực hiện cuộc gọi và nhắn tin như bình thường, đảm bảo chất lượng cho người sử dụng. Với các cuộc gọi thiết yếu, các nhà mạng đều đảm bảo tiếp tục duy trì, không có bất kỳ gián đoạn nào.

Người dân có thắc mắc và khiếu nại về máy điện thoại 2G không được kết nối mạng cần gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp di động để được hỗ trợ, hướng dẫn.

4. Chính sách hỗ trợ tắt sóng 2G

UBND xã Đăk Hring phối hợp với Chi nhánh Viettel Đăk Hà hỗ trợ điện thoại 4G cho người dân

 

Chính sách hỗ trợ của nhà mạng đối với khách hàng khi dừng sóng 2G, tập trung vào hai hỗ trợ chính là hỗ trợ thiết bị đầu cuối và hỗ trợ cước sử dụng để khách hàng chủ động chuyển đổi sang sử dụng smartphone./.


Tác giả: Vũ Văn Linh
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
THỜI SỰ
Thống kê truy cập
Hôm nay : 23
Hôm qua : 110
Tháng 11 : 854
Tháng trước : 1.084
Năm 2024 : 10.543
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NHO QUAN
Thư viện ảnh